Sự tăng
trưởng của kinh tế Hàn Quốc từ 30 tỷ USD (1960) đến ngưỡng 1000 tỷ USD (2007)
“Kì tích sông Hàn”hay”Kỳ tích sông Hán”,”Hán Giang kí tích”là cụm
từ đề cập tới thời kỳ tăng trưởng kinh tế sau chiến tranh do xuất khẩu mang
lại, công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhanh chóng, đạt được những thành tựu công
nghệ to lớn, sự phát triển thần tốc về chất lượng giáo dục, mức sống và quá
trình đô thị hóa, bùng nổ xây dựng cao ốc, tiến trình dân chủ hóa và toàn cầu
hóa đã chuyển Hàn Quốc từ một quốc gia”vô vọng”trở thành 1 trong 4 con hổ châu
Á (Cùng với Singapore, Hồng Kông và Đài Loan). Nhân tố quan trọng trong sự phát
triển thần kì này chính là Park Chung Hee. Cụ thể hơn, cụm từ này ám chỉ sự
phát triển kinh tế của Seoul, nơi có sông Hàn chảy qua, sau này thì nó được
hiểu rộng ra là sự phát triển của cả Hàn Quốc. Cụm từ này bắt nguồn từ”Kì tích
sông Rhine”, dùng để miêu tả sự hồi phục kinh tế của Tây Đức sau Thế chiến 2
nhờ Kế hoạch Marshall.”Kì tích sông Hàn”dùng để chỉ sự phát triển thần kì sau
chiến tranh của Hàn Quốc và trở thành quốc gia kiểu mẫu của các nước đang phát
triển ở châu Á. Du học vừa học vừa làm tại Hàn Quốc như thế nào?
Park Chung Hee (1917 – 1979) là một nhà hoạt động chính trị người
Hàn Quốc, từng là Thủ lĩnh Đảng Dân chủ Cộng hòa. Park Chung Hee sinh ngày
14/11/1917 ở Gumi, tỉnh Gyeongbuk, Hàn Quốc (Lúc đó là thuộc địa của Nhật Bản).
Ông là con út của gia đình lưỡng ban nghèo có năm con trai và hai con gái. Thời
niên thiếu, ông được nhận vào trường đào tạo giáo viên ở Daegu và sau khi nhận
bằng tốt nghiệp về giảng dạy, ông được nhận làm giáo viên ở
Mungyeong. Trong thời gian này, ông lấy bí danh tiếng Nhật là Takagi Masao.
Theo diễn biến của cuộc chiến tranh Trung- Nhật lần 2, ông quyết định theo Học
viện quân sự Changchun của Đế quốc Nhật. Với kết quả tốt nhất lớp, ông tốt
nghiệp năm 1942 và được công nhận là một sỹ quan tài năng bởi người hướng dẫn
của mình, người mà về sau đề nghị ông theo học Học viện quân sự Nhật Bản tại
Nhật. Sau khi tốt nghiệp với vị trí thứ 3 lớp năm 1944, ông được chỉ định làm
Trung úy của đạo quân tinh nhuệ Nhật Bản - Đạo quân Quan Đông - và phục vụ
trong giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ 2. Park trở lại Hàn Quốc sau
khi cuộc chiến kết thúc và ghi danh vào học viện quân sự Hàn Quốc. Ông tốt
nghiệp năm 1946 và đạt được danh hiệu Đại uý, trở thành sỹ quan của Sở mật vụ
dưới sự kiểm soát của chính quyền Mỹ ở Hàn Quốc. Chính quyền non trẻ mới thành
lập lúc đó, dưới sự lãnh dạo của Syngman Rhee, đã bắt giữ Park vào tháng
11/1948 với tội danh lãnh đạo mầm mống Cộng sản. Ông bị kết án tử hình bởi Tòa
án quân sự, nhưng bản án của ông đã đc Rhee giảm xuống bởi sự tranh cãi của
những sỹ quan cấp cao trong quân đội Hàn Quốc. Điều kiện để du học Hàn Quốc gồm những gì?
Nhà xanh là dinh Tổng thống của Đại Hàn dân quốc, nằm tại quận
Jongno, Seoul. Vụ ám sát Park Chung Hee (vụ 26/10) xảy ra tại tòa nhà của Cục
tình báo trung ương (KCIA) trong Nhà Xanh. Park Chung Hee bị sát bởi chính giám
đốc mật vụ của mình-Trung tướng Kim Jaegyu
Sau khi cuộc Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Park Chung Hee trở lại
phục vụ với cấp Thiếu tá cho quân đội Hàn Quốc. Ông đã được thăng cấp lên Trung
tá vào tháng 9/1950 và Đại tá vào tháng 4/1951. Với vai trò Đại tá, ông đã chỉ huy quân
đoàn Pháo Binh II và III trong suốt cuộc chiến. Park đã trở thành Phó Giám Đốc
của Cục tình báo quân đội vào năm 1952. Trước khi cuộc chiến kết thúc vào năm
1953, Park đã trở thành Thiếu tướng. Sau khi Hiệp định đình chiến giữa hai miền
được kí kết, ông đã được lựa chọn cho khóa đào tạo sáu tháng ở Fort Sill, Mỹ.
Sau khi trở về, Park thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp quân sự. Ông chỉ
huy Sư đoàn 5 và Sư đoàn 7 trước khi trở thành Trung tướng năm 1958. Park Chung
Hee đc chỉ định là Tham mưu trưởng quân đội Cộng Hòa Hàn Quốc và trở thành
người đứng đầu Quân khu 1 và Quân khu 6, quân đội Hàn Quốc, được giao nhiệm vụ
cao cả là bảo vệ Seoul. Năm 1960, Park trở thành Trưởng hội đồng tham mưu quân
đội và Phó tư lệnh của quân đội Hàn Quốc. Ông là người cầm đầu một cuộc đảo
chính quân sự vào ngày 16/5/1961, lên làm lãnh đạo của Ủy ban
Cách mạng (tiền thân của Hội đồng Tối cao Tái thiết quốc gia sau này). Ông trở
thành vị Tổng thống thứ ba của Đại Hàn Dân Quốc, tại nhiệm trong bốn nhiệm kỳ:
Từ ngày 17/12/1963 đến khi bị ám sát vào ngày 26/10/1979 tại Nhà Xanh. Ông là
người thành lập nền Cộng hòa thứ ba trong lịch sử Hàn Quốc. Tên tuổi ông gắn
liền với công cuộc hiện đại hóa Hàn Quốc nhờ đường lối phát triển kinh tế lấy
xuất khẩu làm chủ đạo. Mặt khác, trong 18 năm cầm quyền ông đã thực hiện chính
sách độc tài, vi phạm nhân quyền, trấn áp những người theo đường lối Cộng sản
và cả những người bất đồng chính kiến và cho gián điệp theo dõi các trường học.
Năm 1999, ông được tạp chí Times bình chọn là một trong mười”Người châu Á của
thế kỷ”.
Sưu tầm và biên tập: Du học Hàn Quốc HALO
Đăng nhận xét