Khái quát về ngôi chùa Chùa Phật Quốc của Hàn Quốc (tiếp)

2. Kiến trúc của chùa và ý nghĩa bài trí

Chùa Phật Quốc là một trong nhƣ̃ng ngôi chùa lớn và đẹp nhất của Hàn Quốc nằm trên ngọn đồi Tohamsan , cách trung tâm thành phố Gyeongju khoảng 16km về phía đông nam

Xét theo phương dọc:

Chùa Phật Quốc được xây dựng theo lối kiến trúc phân tầng. Mỗi điện được nằm ở một độ cao khác nhau. Khu vực điện Cực Lạc là nơi thấp nhất, trong khi đó điện Quan Thế Âm lại nằm ở vị trí cao nhất. Tham khảo về du học tại Hàn Quốc năm 2017.

Ngôi chùa xây trên mặt phẳng nghiêng tự nhiên của dốc núi. Vì vậy người ta cho xây dựng những đê bao bằng đá tạo nền cho khuôn viên từng điện. Hầu hết những ngôi chùa đều được xây trên núi nên việc xây đê bao không có gì đăc biêt. Nhưng không có một cái nền đá nào tinh xảo được như ở chùa Phật Quốc. Bởi vào thời kì này kĩ thuật xây dựng được cải tiến để những công trình tuy khác nhau về vật liệu(như gỗ, đá,…) nhưng vẫn tạo thành một thể hài hòa. Nền đá được xếp khéo léo sao cho các viên đá được xếp khít nhau, dù không có vật liệu liên kết nhưng vẫn vững chắc qua nghìn năm.

Sƣ̣ sắp xếp bài tríphân tầng bậc của ngôi chùa h ẳn không phải một sƣ̣ ngẫu nhiên . Sự chênh lệch độ cao giữa điện Đại Giác và điện Cực Lạc thể hiện cái nhìn, đánh giá của người Hàn Quốc về Đạo Phật (ý nghĩa này sẽ được giải thích kĩ ở phần 2 chương II). Điện Đại Nhật được đặt cao hơn điện Đại Giác thể hiện sƣ̣ hiểu biết về sâu sắc về Phật Đại Nhật Như Lai, được coi là vị Phật quan trọng nhất trong số các vị Phật.Vì thế nên điện đại nhật có vị trí cao hơn điện đại giác . Ở các chùa Hàn Quốc điện Quan Thế Âm được đặt ở vịtrí cao nhất và ở chùa Phật Quốc thì điều này cũng k hông phải ngoại lệ . Việc xây dƣ̣ng điện Quan Thế Âm ở vịtrícao nhất có thể hiểu rằng bởi vìđể giáo hóa chúng sinh Quan Th ế Âm đã cư trú ở một vách núi cao trên ngọn núi Potalaka nằm ở biển phía nam (theo truyền thuyết về Quan Thế Âm Bồ Tát). Trường Đại học Dong A Hàn Quốc.


Xét theo phương ngang

Ta có thể chia ngôi chùa làm bốn khu vực chính, đó là khu vƣ̣c đi ện Đại Giác, khu vƣ̣c điện Cực Lạc, khu vƣ̣c điện Đại Nhật và khu vƣ̣c điện Quan Thế Âm.


Khu vƣ̣c điện Đại Giác

Khu vƣ̣c Đại Giác là khu vƣ̣c lớn nhất trong chùa . Đây là một không gian được bố trí hết sƣ́c khoa h ọc và có tính hệ thống được liên kết với nhau bở i nhƣ̃ng dãy hành lang dài nối các tòa nhà và cƣ̉a chính lại với nhau . Để vào được khu vƣ̣c Đ ại Giác ta đi qua chiếc cầu Thanh Vân -Bạch Vân và nó sẽ dẫn ta đến cửa T ử Hạ – cánh cửa dẫn vào thế giới của Phật Thích Ca Mâu Ni. Điện Đại Giác được đặt ở vịtrí trung tâm của khu đất rộng lớn.

Bên trong điện, ở giữa đặt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được làm bằng gỗ , hai bên tả hƣ̃u là tượng Di Lạc Bồ Tát và Galla Bồ Tát . Ngoài cùng là tượng hai đệ tử của Phật Thích Ca là ngài Ca Di ếp với vẻ mặt già và Ngài A nan với vẻ mặt trẻ được làm bằng đất . Phía trước điện có một chiếc đèn đá, trên sân phía đông là tháp Đa Bảo, trên sân phía tây là tháp
Thích Ca

Phía sau chính điện là tòa nhà lớn nhất mang tên Vô Thuyết với ngụ ý sâu xa của Phật giáo đó là chân lý không thể có được chỉ thông qua bài giảng mà chỉ có thể đạt được bằng việc tƣ̣ mình tu luyện để đạt đến cảnh giới cao nhất.

Vì đây là phần trung tâm của chùa nên điện này là nơi thể hiện nhiều dụng ý bố trí nhất. Tất cả các công trình đều gắn kết với nhau một cách chặt chẽ. Thậm chí một số công trình có thể nằm trong nhiều hệ thống liên kết khác nhau. Hệ thống liên kết này chính là hệ thống hình học.Tất cả đều phục vụ cho mục đích lý tưởng hóa cõi Phật. Trường Đại học Chung Ang Hàn Quốc.


Khu vƣ̣c điện Cực Lạc

Khu vƣ̣c C ực Lạc có diện tích nhỏ hơn và nằm ở vịtríthấp hơn m ột bậc về phía Tây so với khu vực Đ ại Giác nhưng lại có cấu trúc tương đối giống với khu

vƣ̣c Đại Giác. Khu vƣ̣c này cũng được bao bọc bởi hệ thống hành lang khép kín tạo th ành 1 thế giới riêng biệt – thế giới Cƣ̣c Lạc của Phật A Di Đà . Để đến được thế giới ấy ta phải trải qua hai chiếc cầu Thất Bảo và Liên Hoa rồi sau đó bước qua cánh An Dư ỡng. Điện Cực Lạc cũng được đặt ở trung tâm, phía trước điện cũng có một đèn đá.


Bên trong điện thờ Phật A-Di-Da, quốc bảo số 27. Phật ngồi ở tư thế đang thuyết giảng về cuộc đời ở cõi trời

A Di Đà. Mặt Phật thanh thoát, trầm tĩnh, rất từ bi. Tay trái mở ra, lòng bàn tay hướng về phía trước, đưa lên ngang vai và tay phải để trên đùi

Khu vƣ̣c điện Đại Nhật

Khu vƣ̣c này nằm ở sau , lệch về phía Tây và cao hơn so với khu vƣ̣c Đ ại Giác. Để lên được đến vùng đất của Phật Đại Nhật Như Lai này ta chỉcó cá ch đi qua khu vƣ̣c C ực Lạc hoặc Đại Giác.

Bên trong điện Đ ại Nhật thờ tượng Phật Đại Nhật Như Lai – Quốc bảo số 26. tượng Phật bằng đồng mạ vàng với kiểu nắm tay đặc trưng. Đại Nhật nghĩa là ánh sáng lớn, loại ánh sáng duy nhất có thể chiếu sáng tất cả 10 phương trời, bất kể ngày hay đêm. Phật Đại Nhật Như Lai biểu tượng cho Sự Thực, Trí Tuệ và Sức Mạnh Vũ Trụ.

Khu vƣ̣c điện Quan Thế Âm

Đây là khu vƣ̣c cao nhất trong tổng thể bài trícủa ngôi chùa . Nó nằm ở s au, lệch về phía Đông so với khu vƣ̣c Đại Giác.

Điện thờ Quan Thế Âm Bồ Tát. Một điều thú vị ở đây là trong khi tại Trung Quốc và các nước Phật giáo Đại Thừa(2) khác Bồ Tát được thể hiện dưới hình thức là người nữ giới còn Hàn Quốc lại là nam giới. Về mặt này, nền Phật giáo của Hàn Quốc đã chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Phật giáo Ấn Độ mà không thông qua Trung Quốc.


Nhìn vào cấu trúc ngôi chùa, ta tưởng chƣ̀ng như chùa được phân tách ra thành nhƣ̃ng khu vƣ̣c biệt lập không liên quan đến nhau nhưng thƣ̣c chất chúng lại có mối liên hệ mật thiết. Bởi ngôi chùa là m ột sự nỗ lực mới trong việc dung hòa nhiều trường phái Phật giáo gồm có Kinh Hoa Nghiêm , Diệu Pháp Liên Hoa và Quan Thế Âm Ph ổ Môn Phẩm, kinh A Di Đà và kinh Đ ại Nhật. Tất cả những bộ kinh này đều do Đức Phật giảng giải nhưng từ mỗi bộ kinh lại phát triển thành một phái khác nhau) Những ngôi chùa khác thông thường mang những đặc trưng của một loại kinh nhất định, ví dụ như chùa Yeongju nổi tiếng là chùa đại diện cho phái Hoa Nghiêm kinh của Phật giáo thời Silla. Còn ở đây mỗi khu vực lại mô phỏng theo một loại kinh khác nhau. Điện Đại Giác đặc trưng cho kinh Diệu Pháp Liên Hoa kết hợp với kinh Đại Nhật. Điện Cực Lạc đặc trưng cho kinh A Di Đà. Điện Đại Nhật theo tư tưởng của kinh Hoa Nghiêm. Điện Quan Thế Âm mô phỏng theo Quan Thế Âm Phổ Môn Phẩm.

Đăng nhận xét